Lớp (Class) trong C#

 9/2/2019 |  Admin   4246 lượt xem

(netcore.vn) - Lớp (Class) trong C#

Khi bạn định nghĩa một lớp (class) trong C#, bạn định nghĩa một blueprint cho một kiểu dữ liệu. Điều này không thực sự định nghĩa bất kỳ dữ liệu nào, nhưng nó định nghĩa ý nghĩa của tên lớp đó. Tức là, một đối tượng của lớp đó gồm những cái gì, các hoạt động nào có thể được thực hiện trên đối tượng đó. Các đối tượng là instance (sự thể hiện) của một lớp. Các phương thức và các biến mà cấu tạo nên một lớp được gọi là các thành viên của lớp đó.

Định nghĩa một Class trong C#

Một định nghĩa lớp trong C# bắt đầu với từ khóa class được theo sau bởi tên lớp; và phần thân lớp được bao quanh bởi các dấu ngoặc ôm. Dưới đây là form chung của một định nghĩa lớp trong C#:

<access specifier> class  tên_lớp
{
   // các biến thành viên
   <access specifier> <kiểu_dữ_liệu> biến1;
   <access specifier> <kiểu_dữ_liệu> biến2;
   ...
   <access specifier> <kiểu_dữ_liệu> biếnN;
   
   // các phương thức thành viên
   <access specifier> <kiểu_trả_về> tên_phương_thức1(danh_sách_tham_số)
   {
      // phần thân phương thức
   }
   <access specifier> <kiểu_trả_về> tên_phương_thức2(danh_sách_tham_số)
   {
      // phần thân phương thức
   }
   ...
   <access specifier> <kiểu_trả_về> tên_phương_thứcN(danh_sách_tham_số)
   {
      // phần thân phương thức
   }
}

Ghi chú:

  • Access specifier xác định các qui tắc truy cập cho các thành viên cũng như chính lớp đó. Nếu không được đề cập, thì Access Specifier mặc định cho một kiểu lớp là internal. Chế độ truy cập mặc định cho các thành viên là private.

  • kiểu_dữ_liệu xác định kiểu biến, và trả về kiểu dữ liệu mà phương thức trả về.

  • Để truy cập các thành viên lớp, bạn sử dụng toán tử dot (.).

  • Toán tử dot (.) liên kết với tên của một đối tượng với tên của một thành viên.

Ví dụ sau minh họa các khái niệm về lớp trong C# được đề cập ở trên: tạo hai class có tên lần lượt là Box và TestCsharp trong hai file riêng biệt.

Lớp Box: chứa các thuộc tính của một hộp

using System;

namespace VietJackCsharp
{
    class Box
    {
        public double chieu_dai;   
        public double chieu_rong;  
        public double chieu_cao; 
    }
}

 

Lớp TestCsharp: chứa phương thức main() để thao tác trên đối tượng Box

using System;
namespace VietJackCsharp
{
    public class TestCsharp
    {
        public static void Main(string[] args)
        {
            Console.WriteLine("Class trong C#");
            Console.WriteLine("------------------------\n");

            Box Box1 = new Box();   // tao doi tuong Box1
            Box Box2 = new Box();   // tao doi tuong Box2
            double the_tich = 0.0;  // the tich cua box

            // thong tin cua box1
            Box1.chieu_cao = 5.0;
            Box1.chieu_dai = 6.0;
            Box1.chieu_rong = 7.0;

            // thong tin cua box2
            Box2.chieu_cao = 10.0;
            Box2.chieu_dai = 12.0;
            Box2.chieu_rong = 13.0;

            // Tinh va in the tich cua box1
            the_tich = Box1.chieu_cao * Box1.chieu_dai * Box1.chieu_rong;
            Console.WriteLine("The tich cua Box1 la: {0}", the_tich);

            // Tinh va in the tich cua box2
            the_tich = Box2.chieu_cao * Box2.chieu_dai * Box2.chieu_rong;
            Console.WriteLine("The tich cua Box2 la: {0}", the_tich);

            Console.ReadKey();
        }
    }
}

Nếu bạn không sử dụng lệnh Console.ReadKey(); thì chương trình sẽ chạy và kết thúc luôn (nhanh quá đến nỗi bạn không kịp nhìn kết quả). Lệnh này cho phép chúng ta nhìn kết quả một cách rõ ràng hơn.

Biên dịch và chạy chương trình C# trên sẽ cho kết quả sau:

Class trong C#

Hàm thành viên và tính đóng gói trong C#

Một hàm thành viên trong C# của một lớp là một hàm mà có định nghĩa và nguyên mẫu (prototype) của nó bên trong định nghĩa lớp tương tự như bất kỳ biến nào khác. Nó hoạt động trên bất kỳ đối tượng nào của lớp mà nó là thành viên và có truy cập tới tất cả thành viên của một lớp cho đối tượng đó.

Các biến thành viên là các thuộc tính của một đối tượng (từ bối cảnh thiết kế) và chúng được giữ private để triển khai tính đóng gói. Những biến này chỉ có thể được truy cập bởi sử dụng các hàm thành viên public.

 

Ví dụ sau minh họa cách sử dụng các khái niệm trên để thiết lập và lấy giá trị của các thành viên khác nhau trong một lớp: tạo hai lớp có tên lần lượt là Box và TestCsharp trong hai file riêng biệt.

Lớp Box: chứa các thuộc tính và phương thức thành viên

using System;

namespace VietJackCsharp
{
    class Box
    {
        private double chieu_dai;   
        private double chieu_rong;  
        private double chieu_cao;   
        public void setChieuDai(double len)
        {
            chieu_dai = len;
        }

        public void setChieuRong(double bre)
        {
            chieu_rong = bre;
        }

        public void setChieuCao(double hei)
        {
            chieu_cao = hei;
        }
        public double tinhTheTich()
        {
            return chieu_dai * chieu_rong * chieu_cao;
        }
    }
}

 

Lớp TestCsharp: chứa phương thức main() để thao tác trên đối tượng Box

using System;
namespace VietJackCsharp
{
    public class TestCsharp
    {
        public static void Main(string[] args)
        {
            Console.WriteLine("Class trong C#");
            Console.WriteLine("------------------------\n");

            Box Box1 = new Box();   // tao doi tuong Box1
            Box Box2 = new Box();   // tao doi tuong Box2
            double the_tich;

            // nhap thong tin cho Box1
            Box1.setChieuDai(6.0);
            Box1.setChieuRong(7.0);
            Box1.setChieuCao(5.0);

            // nhap thong tin cho Box2
            Box2.setChieuDai(12.0);
            Box2.setChieuRong(13.0);
            Box2.setChieuCao(10.0);

            // tinh va in the tich Box1
            the_tich = Box1.tinhTheTich();
            Console.WriteLine("The tich Box1 la: {0}", the_tich);

            // tinh va in the tich Box2
            the_tich = Box2.tinhTheTich();
            Console.WriteLine("The tich Box2 la: {0}", the_tich);

            Console.ReadKey();
        }
    }
}

Nếu bạn không sử dụng lệnh Console.ReadKey(); thì chương trình sẽ chạy và kết thúc luôn (nhanh quá đến nỗi bạn không kịp nhìn kết quả). Lệnh này cho phép chúng ta nhìn kết quả một cách rõ ràng hơn.

Biên dịch và chạy chương trình C# trên sẽ cho kết quả sau:

Class trong C#

Constructor trong C#

Một constructor của một Class, là một hàm thành viên đặc biệt của một lớp, được thực thi bất cứ khi nào chúng ta tạo các đối tượng mới của lớp đó.

Một constructor có tên giống như tên lớp và nó không có bất kỳ kiểu trả về nào. Dưới đây là ví dụ minh họa khái niệm constructor trong C#:

using System;

namespace VietJackCsharp
{
    class Line
    {
        private double chieu_dai;  
        public Line()
        {
            Console.WriteLine("Doi tuong dang duoc tao");
        }

        public void setChieuDai(double len)
        {
            chieu_dai = len;
        }

        public double getChieuDai()
        {
            return chieu_dai;
        }

        static void Main(string[] args)
        {
            Console.WriteLine("Constructor trong C#");
            Console.WriteLine("---------------------");
            //tao doi tuong Line bang constructor
            Line line = new Line();

            // thiet lap chieu dai cho duong
            line.setChieuDai(6.0);
            Console.WriteLine("Chieu dai cua duong la: {0}", line.getChieuDai());
            Console.ReadKey();
        }
    }
}

Biên dịch và chạy chương trình C# trên sẽ cho kết quả sau:

Constructor trong C#

Một constructor mặc định trong C# không có bất kỳ tham số nào, nhưng nếu bạn cần, một constructor có thể có tham số. Những constructor này được gọi là constructor được tham số hóa. Kỹ thuật này giúp bạn gán giá trị khởi đầu cho một đối tượng tại thời điểm tạo ra nó, như trong ví dụ sau:

using System;

namespace VietJackCsharp
{
    class Line
    {
        private double chieu_dai;
        public Line(double len)  //constructor co tham so
        {
            Console.WriteLine("Doi tuong dang duoc tao, chieu dai = {0}", len);
            chieu_dai = len;
        }
        public void setChieuDai(double len)
        {
            chieu_dai = len;
        }

        public double getChieuDai()
        {
            return chieu_dai;
        }

        static void Main(string[] args)
        {
            Console.WriteLine("Constructor trong C#");
            Console.WriteLine("---------------------");
            //tao doi tuong Line bang constructor
            Line line = new Line(10.0);
            Console.WriteLine("Chieu dai cua duong la: {0}", line.getChieuDai());

            // thiet lap chieu dai cho duong
            line.setChieuDai(6.0);
            Console.WriteLine("Chieu dai cua duong la: {0}", line.getChieuDai());
            Console.ReadKey();
        }
    }
}

Biên dịch và chạy chương trình C# trên sẽ cho kết quả sau:

Constructor trong C#

Destructor trong C#

Một destructor trong C#, là một hàm thành viên đặc biệt của một lớp, được thực thi bất cứ khi nào một đối tượng của lớp đó thoát ra khởi phạm vi. Một destructor có tên giống tên lớp với một dẫu ngã (~) ở trước và nó có thể: không trả về một giá trị hoặc không nhận bất kỳ tham số nào.

Destructor trong C# có thể rất hữu ích để giải phóng tài nguyên bộ nhớ trước khi thoát khỏi chương trình. Destructor không thể bị kế thừa hoặc nạp chồng.

 

Ví dụ sau minh họa khái niệm về destructor trong C#:

using System;

namespace VietJackCsharp
{
    class Line
    {
        private double chieu_dai;
        public Line()  //constructor
        {
            Console.WriteLine("Doi tuong dang duoc tao.");
        }

        ~Line() // destructor
        {
            Console.WriteLine("Doi tuong dang bi xoa!!!");
        }

        public void setChieuDai(double len)
        {
            chieu_dai = len;
        }

        public double getChieuDai()
        {
            return chieu_dai;
        }

        static void Main(string[] args)
        {
            Console.WriteLine("Constructor trong C#");
            Console.WriteLine("---------------------");
            //tao doi tuong Line bang constructor
            Line line = new Line();
            // thiet lap chieu dai cho duong
            line.setChieuDai(6.0);
            Console.WriteLine("Chieu dai cua duong la: {0}", line.getChieuDai());
            Console.ReadKey();
        }
    }
}

Biên dịch và chạy chương trình C# trên sẽ cho kết quả sau:

Destructor trong C#

Thành viên Static của một Class trong C#

Chúng ta có thể định nghĩa các thành viên lớp là static bởi sử dụng từ khóa static trong C#. Khi chúng ta khai báo một thành viên lớp là static, nghĩa là, dù cho có bao nhiêu đối tượng của lớp được tạo, thì chỉ có một bản sao của thành viên static.

Từ khóa static ngụ ý rằng chỉ có một instance (sự thể hiện) của thành viên tồn tại cho một lớp đó. Các biến static được sử dụng để định nghĩa các hằng số (constant) bởi vì giá trị của chúng có thể được thu nhận bằng việc gọi lớp đó mà không cần tạo một instance của nó. Các biến static có thể được khởi tạo bên ngoài hàm thành viên hoặc định nghĩa lớp. Bạn cũng có thể khởi tạo các biến static bên trong định nghĩa lớp.

 

Ví dụ sau minh họa cách sử dụng của các biến static trong C#: tạo hai class có tên lần lượt là ThanhVienStatic và TestCsharp như sau:

Lớp ThanhVienStatic: chứa thành viên static và các phương thức

using System;

namespace VietJackCsharp
{
    class ThanhVienStatic
    {
        public static int num; //thanh vien static
        public void count()
        {
            num++;
        }
        public int getNum()
        {
            return num;
        }
    }
}

Lớp TestCsharp: chứa phương thức main() để thao tác trên đối tượng ThanhVienStaticnày

using System;
namespace VietJackCsharp
{
    public class TestCsharp
    {
        public static void Main(string[] args)
        {
            Console.WriteLine("Thanh vien Static trong C#");
            Console.WriteLine("------------------------\n");

            //tao cac doi tuong ThanhVienStatic
            ThanhVienStatic s1 = new ThanhVienStatic();
            ThanhVienStatic s2 = new ThanhVienStatic();
            //goi phuong thuc count()
            s1.count();
            s1.count();
            s1.count();
            s2.count();
            s2.count();
            s2.count();
            Console.WriteLine("Gia tri bien num cho doi tuong s1 la: {0}", s1.getNum());
            Console.WriteLine("Gia tri bien num cho doi tuong s2 la: {0}", s2.getNum());

            Console.ReadKey();
        }
    }
}

Biên dịch và chạy chương trình C# trên sẽ cho kết quả sau:

Thành viên static trong C#

Bạn cũng có thể khai báo một hàm thành viên là static. Những hàm này chỉ có thể truy cập các biến static. Hàm static có thể tồn tại trước cả khi đối tượng được tạo. Ví dụ sau minh họa cách sử dụng của hàm static trong C#: ở trên bạn đã tạo hai lớp này rồi, bây giờ chỉ cần thay đổi phần code của hai lớp một chút như sau:

Lớp ThanhVienStatic: chứa thành viên static và các phương thức static

using System;

namespace VietJackCsharp
{
    class ThanhVienStatic
    {
        public static int num; // thanh vien static
        public void count()
        {
            num++;
        }
        //phuong thuc static
        public static int getNum()
        {
            return num;
        }
    }
}

Lớp TestCsharp: chứa phương thức main() để thao tác trên đối tượng ThanhVienStaticnày

using System;
namespace VietJackCsharp
{
    public class TestCsharp
    {
        public static void Main(string[] args)
        {
            Console.WriteLine("Phuong thuc Static trong C#");
            Console.WriteLine("------------------------\n");

            //tao cac doi tuong ThanhVienStatic
            ThanhVienStatic s = new ThanhVienStatic();
            //goi phuong thuc
            s.count();
            s.count();
            s.count();
            Console.WriteLine("Gia tri cua num: {0}", ThanhVienStatic.getNum());

            Console.ReadKey();
        }
    }
}

Biên dịch và chạy chương trình C# trên sẽ cho kết quả sau:

Phương thức static trong C#

liên quan

File I/O trong C#  3356

 9/2/2019

File I/O trong C#

Xem chi tiết 

Xử lý ngoại lệ (Try/Catch/Finally) trong C#  3823

 9/2/2019

Xử lý ngoại lệ (Try/Catch/Finally) trong C#

Xem chi tiết 

Regular Expression trong C#  3541

 9/2/2019

Regular Expression trong C#

Xem chi tiết 

Chỉ thị tiền xử lý trong C#  2303

 9/2/2019

Chỉ thị tiền xử lý trong C#

Xem chi tiết 

Namespace trong C#  2291

 9/2/2019

Namespace trong C#

Xem chi tiết 

Interface trong C#  4548

 9/2/2019

Interface trong C#

Xem chi tiết 

Nạp chồng toán tử trong C#  1976

 9/2/2019

Nạp chồng toán tử trong C#

Xem chi tiết 

Tính đa hình trong C#  2506

 9/2/2019

Tính đa hình trong C#

Xem chi tiết 

Tính kế thừa trong C#  4224

 9/2/2019

Tính kế thừa trong C#

Xem chi tiết 

Enum trong C#  3499

 9/2/2019

Enum trong C#

Xem chi tiết 
Like Fanpage Để Ủng Hộ Chúng Tôi Duy Trì Website